Thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan nghiêm trọng đặc biệt là bệnh thủy đậu. Bệnh bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng tại các khu vực dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học … Để chủ động phòng tránh bệnh, trường Tiểu học Bồ Đề gửi tới các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học sinh một số hướng dẫn về phòng bệnh thủy đậu.
- Bệnh thuỷ đậu do một loại siêu vi mang tên Valicella Rota vi rút gây nên, bệnh rất dễ lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.
2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với
người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ sau đó phát triển thành
các mụn nước.
+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và tay, chân.
+ Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
+ Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy...
+ Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần
3. Biến chứng của bệnh:
- Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt ban thủy đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...
- Bà mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai nhất là trong 6 tháng đầu của thai kỳ gây thủy đậu bẩm sinh cho con và gây một số dị tật: teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt.
Các biểu hiện của bệnh thủy đậu
Biểu hiện của bệnh thủy đậu trên cơ thể trẻ
4 Cách điều trị:
Người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, để điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo của một số người không hiểu biết về y khoa.
5. Các biện pháp phòng bệnh:
+ Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
+Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
+ Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, phòng ở phải sạch sẽ thoáng khí.
+ Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng chúng ta phải chăm sóc, điều trị tốt để đề phòng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra như nhiễm trùng nốt phỏng, viêm phổi, viêm màng não …
Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu