Chuyên đề "Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột"
Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Bàn tay nặn bột là một chiến lược về giáo dục khoa học, được Giáo sư Georger Charpak (người Pháp) sáng tạo ra và phát triển từ năm 1995. Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...
Nhằm kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Chiều ngày 10/1/2017, trường TH Bồ Đề đã tổ chức chuyên đề “Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột”. Chuyên đề do đồng chí Nguyễn Thị Hiền tổ 1 thực hiện.
Tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả, đều thể hiện rõ năm bước của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Đây là phương pháp dạy học tích cực mà trong đó học sinh tiến hành các thao tác trí tuệ có sự hỗ trợ của một số dụng cụ và các giác quan để nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra tri thức mới. Tất cả kết quả được học sinh mô tả bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ nên các em rất hào hứng và thích thú.
Sau đây là một số hình ảnh trong tiết dạy: