Hưởng ứng Ngà !important;y thế giới phòng, chống AIDS 01/12, Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2023”, từ ngày 10/11/2023 đến ngày 10/12/2023 với chủ đề “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030!”. Sáng ngày 04/12/2023, trường Tiểu học Bồ Đề tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu cách phòng tránh HIV/AIDS vào tiết sinh hoạt đầu tuần.
Quang cảnh buổi tuyê !important;n truyền hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống AIDS.
  !important; Vi rút HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể con người không còn sức chống đỡ lại các bệnh tật và dễ có nguy cơ tử vong. Năm 1981 tại Los Angerles - Mỹ, lần đầu tiên trên thế giới, con người phát hiện ra vi rút HIV. Cho đến nay trên thế giới có khoảng 60 triệu người nhiễm HIV/AIDS và trong số đó có hơn 30 triệu người đã tử vong do AIDS.
  !important; Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến tháng 8/2023, Việt Nam có khoảng 249.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 230.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống, chủ yếu tập trung ở độ tuổi 16 đến 39 tuổi.
  !important; HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tất cả mọi người đều có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu không tìm hiểu những kiến thức để tự phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và cho gia đình mình.
  !important; Vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác qua ba con đường như sau:
  !important; - Lây truyền qua đường máu: như dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích ma túy, tiêm truyền… dùng chung các vật nhọn xuyên chích qua da như kim châm cứu, dao cạo râu, dụng cụ xăm lông mi, lông mày, dùng chung dụng cụ ngoáy tai, dùng chung bàn chải đánh răng, truyền máu và các sản phẩm của máu có vi rút HIV….
  !important; - Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn: như quan hệ tình dục với gái mại dâm không dùng bao cao su, quan hệ tình dục với nhiều người không dùng bao cao su.
  !important; - Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, khi sinh và khi cho con bú. Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con có tỷ lệ khoảng 25-40%.
  !important;Trong sinh hoạt thông thường như ăn chung mâm cơm, cùng ngồi nói chuyện, uống nước, bắt tay, dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, cùng chơi thể thao…. đều không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Vì thế mà chúng ta có thể sống cùng người nhiễm HIV/AIDS một cách bình thường khi cả hai bên cùng có kiến thức để dự phòng lây nhiễm HIV cho mình và cho người khác.
Tiết mục văn nghệ trong buổi tuyê !important;n truyền phòng chống AIDS.
  !important; Xét nghiệm HIV là sử dụng các kỹ thuật chuyên môn để xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu của cơ thể người. Khi một người nhiễm HIV chỉ có cách duy nhất để biết mình có bị nhiễm HIV hay không là đi xét nghiệm. Người tự nguyện xét nghiệm được giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và được tư vấn.....Việc xét nghiệm có thể giúp bạn giải tỏa những băn khoăn, lo lắng, bất ổn về tâm lý, giúp bạn biết được thực trạng sức khỏe của mình và có cách dự phòng. Trong trường hợp không may bạn bị lây nhiễm HIV thì có thể dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp y tế khác để hạn chế, làm chậm sự phát triển của bệnh, đồng thời chủ động phòng ngừa không làm lây nhiễm cho người khác.
  !important; Những người cần đi xét nghiệm HIV sớm, đó là: người có quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm, người nghiện chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm, người quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ bán dâm, phụ nữ mang thai…
  !important; Thuốc ARV là thuốc điều trị dùng cho những người nhiễm HIV/AIDS, có tác dụng ức chế virus HIV qua đó sẽ làm giảm số lượng virus HIV trong cơ thể, giảm sự xâm nhập, phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể dần hồi phục, có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Dùng thuốc ARV cho người nhiễm HIV là một trong những biện pháp tích cực giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống có ý nghĩa, phòng tránh được lây nhiễm HIV cho người khác.
  !important; Khi phát hiện bị nhiễm HIV/AIDS cần tiếp cận, điều trị bằng thuốc kháng virus ARV càng sớm càng tốt sẽ giúp người nhiễm HIV hồi phục được hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống và sẽ không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  !important; Thông điệp K=K là viết tắt của câu “Không phát hiện = Không lây truyền”. Khi người nhiễm HIV/AIDS tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút ARV tốt thì thuốc sẽ ức chế virút sao chép với số lượng virút <200 bản sao/ml hoặc không thể phát hiện được virút HIV trong mẫu máu xét nghiệm tải lượng virút, và có hiệu quả phòng ngừa lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Điều này có nghĩa rằng nếu người sống chung với HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định của cơ sở y tế, đạt được và duy trì tải lượng virút không phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền virút HIV sang bạn tình âm tính. Hiện nay ở Việt Nam chúng ta đang triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí bằng thuốc PrEP.
  !important; Người nhiễm HIV/AIDS khi tham gia BHYT được hưởng các quyền lợi chung như mọi người dân khi có thẻ BHYT. Được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán tiền thuốc ARV, tiền xét nghiệm liên quan đến HIV và các chi phí điều trị nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh. Người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV ở đâu, nếu có nhu cầu, thì được tiếp tục điều trị tại cơ sở đó khi tham gia bảo hiểm y tế.
  !important; Trên đây là một số thông tin về vi rút HIV, bệnh AIDS và phương hướng điều trị bệnh. Tất cả chúng ta hãy chung tay cùng phòng chống HIV/AIDS.