Sáng ngày 23 tháng 12 năm 2024, trường tiểu học Bồ Đề tổ chức buổi nói chuyên chuyên đề với nội dung “ Chăm sóc mắt học đường”
Đôi mắt có vai trò vô cùng quan trọng. Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tổn thương đôi mắt, làm giảm thị lực và có thể gây cho con người các bệnh về mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị, tăng nhãn áp, chấn thương mắt, đau mắt đỏ, nhiễm ký sinh trùng, các viêm nhiễm kết - giác mạc do nguồn nước bẩn... và các bệnh về mắt... do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, việc giúp cho mỗi người nhận ra và tự biết cách bảo vệ đôi mắt cho mình và cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết.
Để bảo vệ đôi mắt, chúng ta nên quan tâm và chăm sóc đôi mắt nhiều hơn bằng những biện pháp vô cùng đơn giản dưới đây:
1. Bổ sung đủ chất
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt vào khẩu phần ăn hàng ngày như: trứng, cá hồi, bông cải xanh, …
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu, vì mắt luôn cần được bổ sung dưỡng chất từ bên trong. Do đó, chúng ta nên ăn uống đủ chất và ưu tiên những thực phẩm có lợi cho mắt như: rau củ, trái cây có màu cam, vàng, đỏ, hoặc ngũ cốc, cá biển...
Tiết mục văn nghệ trong buổi tuyên truyền
2. Ngồi đúng tư thế khi đọc sách
- Đọc và viết đúng khoảng cách quy định cũng giúp chăm sóc và bảo vệ mắt, giảm nguy cơ cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 25-40cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, gia tăng độ cận thị.
3. Tạo điều kiện cho mắt nghỉ ngơi
- Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc (bằng cách nhìn vào vật khác ở xa mà không phải nhìn màn hình hoặc nhắm mắt thư giãn). Nếu làm việc với máy tính, nên giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình bằng cách dùng màn chắn ánh sáng hoặc đeo kính bảo vệ mắt. Bố trí bàn làm việc hợp lý, để vị trí màn hình cách mắt từ 50- 60cm. Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
4. Che chắn cho mắt khi ra ngoài
- Đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím và giảm độ sáng chói tốt, vì nếu chiếu trực tiếp vào mắt, các tia cực tím có thể gây bỏng mắt, nóng rát mi mắt, khiến mắt cộm, ngứa, khô rát. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ dẫn đến mù loà. Ngoài ra, môi trường ánh sáng quá mạnh sẽ khiến mắt phải nheo và điều tiết liên tục, từ đó dễ gây mỏi mắt.
5. Khám mắt định kỳ
- Mắt chúng ta luôn cần được khám định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra tình hình sức khoẻ của mắt, đồng thời phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh về mắt nếu mắc phải.
6. Hạn chế sử dụng máy vi tính, điện thoại (smartphone), máy tính bảng (ipad)
- Theo những thống kê mới nhất của các tổ chức y tế, 70% học sinh, sinh viên bị bệnh về mắt trong đó, 53% bị cận thị, 17% bị loạn thị…
- Các bệnh về mắt không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ của thế hệ trẻ trong tương lai.
9. Cách phòng bệnh:
- Đảm bảo chiếu sáng tốt, nhà trường phải đảm bảo điều kiện của các lớp học theo đúng quy định, cụ thể: Phòng học cần chiếu sáng đồng đều
- Chế độ học tập của học sinh hợp lý, kết hợp học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, lao động để mắt được nghỉ.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức vệ sinh trong học tập đồng thời tăng cường nâng cao sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng đủ chất, Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt, bổ sung vitamin A cho học sinh. Hạn chế sử dụng máy vi tính, điện thoại..., Giữ khoảng cách mắt hợp lý khi đọc và viết, Để mắt nghỉ ngơi, Bảo vệ và chăm sóc đôi mắt từ bên trong
- Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt: Học sinh ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt.
Hy vọng sau buổi nói chuyện này các em học sinh sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc mắt cho mình, biết cách phòng chống các bệnh về mắt hiện nay.
Em Bảo Nhi- Lớp 4A5 tham gia phần giao lưu trong buổi tuyên truyền
Học sinh tham gia phần giao lưu, trả lời câu hỏi
Toàn cảnh buổi tuyên truyền đầu tuần